Nội Dung Bài Viết
Để trẻ có thể nắm được kiến thức lớp 1 nhanh nhất thì phương pháp dạy đóng vai trò quyết định. Phương pháp dạy trẻ lớp 1 tập đọc tại nhà dễ hiểu, dễ tiếp thu nhanh chóng luôn là bài toán thách thức với các bậc phụ huynh và giáo viên dạy kèm. Đặc biệt nếu trẻ không chịu hợp tác thì việc dạy học càng trở nên khó khăn. Tuy nhiên, không phải là không có cách, các bậc phụ huynh có thể tham khảo những phương pháp dạy tập đọc cho trẻ lớp 1 cực hay dưới đây.
Vai trò của môn tập đọc
Tập đọc là một trong những môn học chính trong chương trình lớp 1. Môn học này sẽ giúp trẻ có khả năng đọc hiểu trôi chảy, tạo nền móng để trẻ phát triển và học các môn học khác trong tương lai. Nếu môn học này trẻ học chậm sẽ rất khó khăn trong việc đọc và viết.
Ngoài ra tập đọc còn giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ. Thông qua việc tập đọc trẻ sẽ dung nạp những kiến thức từ vựng cũng như cách diễn đạt biểu cảm. Từ đó trẻ sẽ trở nên hoạt ngôn hơn trong lời nói cũng như phát triển tư duy.
Những lưu ý khi dạy tập đọc cho học sinh lớp 1
Để có thể áp dụng phương pháp dạy trẻ lớp 1 tập đọc dễ hiểu, dễ tiếp thu hiệu quả thì các bậc phụ huynh, giáo viên dạy kèm cần phải lưu ý những nguyên tắc sau:
Không quát mắng, nặng lời trong quá trình dạy
Trẻ mới vào lớp 1 thường bỡ ngỡ với môi trường giáo dục, nề nếp quy củ. Vì thế không thể tránh khỏi những lúc bé quên, sai, chưa tập trung vào việc học. Vậy nên cha mẹ cần giữ được thái độ bình tĩnh, tránh nặng lời quát mắng hay sử dụng đòn roi sẽ làm trẻ sợ hãi. Từ đó vô tình gây ám ảnh áp lực khi trẻ học tập và phát triển.
Không tạo áp lực cho con
Trẻ bước vào lớp 1 là thời kỳ chuyển giao từ môi trường học tập đến nề nếp. Vì thế biện pháp giáo dục của trẻ trong thời kỳ này cần phải cực kỳ khéo léo và đòi hỏi sự tinh tế kiên trì từ bố mẹ. Có những trẻ nhận thức nhanh nhưng có những bé lại nhận thức chậm. Vì thế cha mẹ không nên kỳ vọng vào con quá nhiều, để tránh tạo áp lực cho con. Một thực tế chứng minh bé sẽ học tập hiệu quả hơn nếu có sự ủng hộ động viên từ cha mẹ.
Tạo động lực học tập cho bé
Vào lớp 1, trẻ chỉ mới 6 tuổi vì thế các bậc phụ huynh không thể đòi hỏi mức độ tập trung cao ở trẻ. Đồng thời giai đoạn này là giai đoạn chuyển giao, cha mẹ cần tạo môi trường học tập thoải mái cho bé. Không khí học tập thoải mái sẽ giúp bé hào hứng hơn trong việc học. Hãy giúp bé coi việc học như một hoạt động giải trí chứ không phải là áp lực hay gánh nặng.
Trở thành người bạn đồng hành trong việc học tập của con
Ngày nay, việc trở thành người bạn của con là một trong những phương pháp giáo dục mang lại hiệu quả cao. Việc trở thành người bạn của con cha mẹ sẽ hiểu được những khó khăn khúc mắc mà bé đang gặp phải. Từ đó tạo nên động lực cho trẻ cùng cố gắng, khi học cùng con bố mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Động viên bé khi bé quên mặt chữ, đánh vần sai hay bị điểm kém
- Trò chuyện với con về những khó khăn con gặp phải trong việc học
- Luôn quan tâm và đặc biệt tôn trọng việc học của con
Những hành động này sẽ tạo được sự tin tưởng và kết nối giữa cha mẹ và con cái. Các bậc cha mẹ sẽ hiểu con mình hơn, các bé cũng sẽ mở lòng sẵn sàng chia sẻ với cha mẹ.
Những phương pháp dạy trẻ lớp 1 tập đọc tại nhà dễ hiểu, dễ tiếp thu
Phương pháp dạy học là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả học tập của trẻ. Để các bé lớp 1 làm quen với môn tập đọc một cách dễ dàng nhanh chóng, các bậc phụ huynh có thể áp dụng những phương pháp học tập dưới đây.
Phương pháp 1: Ví dụ sinh động với từng chữ cái
Để trẻ có hứng thú với những mặt chữ mặt số khô khan cha mẹ cần tạo ra những phương pháp học tập hứng thú và thu hút. Một cách để trẻ có thể nhớ lâu mặt chữ mà cha mẹ có thể áp dụng đó là sử dụng những ví dụ sinh động nhờ vào các thẻ học từ vựng. Những tấm thẻ học tập này cha mẹ có thể dễ dàng mua trong nhà sách. Những tấm thẻ học tập in hình những con vật, hình ảnh trực quan liên quan đến chữ cái sẽ giúp trẻ nhớ lâu mặt chữ hơn. Các tấm thẻ đó có thể là đồ vật, đồ chơi, con vật…quen thuộc với hoạt động hàng ngày của bé. Nhờ vậy mỗi khi thấy đồ vật, đồ chơi đó bé sẽ liên tưởng đến mặt chữ nhanh chóng.
Ngoài ra, khi đi đến bất cứ đâu cha mẹ cũng có thể lấy ví dụ thực tiễn giúp con có thể vừa học vừa chơi. Không gò bó thời gian và không gian học tập của trẻ. Chẳng hạn khi cả gia đình đi siêu thị nhà bạn sẽ thấy những loại quả bé thích để dạy bé đánh vần. Cách học này sẽ giúp trẻ rèn luyện và tự đặt câu hỏi với não bộ khi nhìn thấy những sự vật, sự việc. Ví dụ: Cái ô tô có chứa chữ gì? Đánh vần ra sao…
Phương pháp số 2: Không chú trọng đến việc phát âm quá nhiều
Khi mới tập đọc cha mẹ không nên yêu cầu trẻ phát âm quá chuẩn xác. Nếu cha mẹ quá nghiêm ngặt trong việc uốn nắn phát âm của trẻ sẽ khiến con sợ học, nhanh nản. Thay vào đó cha mẹ cần tinh tế dạy dỗ con từ từ để có thể cải thiện dần phát âm. Khi con đã đọc đúng chữ cái, cha mẹ cần khích lệ con, để con có thêm động lực học tập.
Đôi khi sự nóng nảy vội vàng của cha mẹ chỉ đem lại tác dụng ngược lại. Tuy nhiên với những trẻ quá nghịch ngợm ham chơi lười học cha mẹ cũng cần phải có những biện pháp xử lý. Đưa con vào khuôn khổ nề nếp, để tạo nền móng phát triển cho con lâu dài sau này.
Phương pháp số 3: Học đi đôi với hành
Mỗi lần thực hành chính là một lần nhắc lại kiến thức giúp trẻ nhớ lâu. Để trẻ có thể tập đọc nhanh nhất cha mẹ hãy dạy trẻ cách viết chữ cái đó. Việc dạy trẻ sẽ tránh được tình trạng học “vẹt” của trẻ. Con sẽ học chữ cái nhanh và nhớ mặt chữ lâu hơn. Mỗi khi viết chữ các nếp nhăn trong não trẻ cũng sẽ hoạt động và ghi nhớ chữ cái đó.
Tuy nhiên khi dạy con viết chữ, cha mẹ cần kiên nhẫn để trẻ có thể tập đọc nhiều lần. Kỹ năng viết tốn nhiều thời gian hơn vì thế cha mẹ không nên vội vàng hay ép đặt con phải viết thật đẹp. Các nét chữ ban đầu của con có thể rất xấu tuy nhiên mỗi ngày luyện một chút nét chữ của con sẽ được dần lên.
Phương pháp số 4: Học chữ thường trước chữ hoa
Để trẻ lớp 1 có thể tập đọc dễ hiểu và tiếp thu nhanh chóng thì cha mẹ cần phải có trình tự học nhất định. Các bậc phụ huynh cần dạy bé chữ thường trước rồi sau đó mới chuyển qua chữ cái hoa như vậy trẻ sẽ không bị lộn xộn giữa nhiều khái niệm. Khi trẻ chưa nhớ hết các mặt chữ thường cha mẹ tuyệt đối không nên dạy các mặt chữ hoa. Hãy dạy trẻ đến phần nào thật chắc phần đó.
Hơn nữa, chữ viết thường là chữ viết chủ đạo trong tất cả sách, truyện, tạp chí. Khi vào lớp 1 trẻ sẽ tiếp xúc với các chữ cái thường nhiều hơn. Vì vậy bạn cần ưu tiên trẻ học chữ cái thường trước. Còn chữ cái hoa sẽ chiếm tỉ lệ ít hơn. Sau khi trẻ nắm rõ chữ cái thường cha mẹ sẽ giải thích lý do và ý nghĩa và trường hợp nào sẽ sử dụng mặt chữ hoa.
Các bé khi vào lớp 1 thường rất ham chơi, vẫn còn quen nề nếp tác phong từ lớp 1 vì thế cha mẹ cần thật kiên trì áp dụng những phương pháp dạy trẻ lớp 1 tập đọc tại nhà dễ hiểu, dễ tiếp thu. Ngoài những phương pháp kể trên các bậc phụ huynh có thể tham khảo thêm phương pháp tập đọc qua những mẩu truyện tranh. Đặc biệt cần phải kiên nhẫn và giữ thái độ bình tĩnh khi đồng hành cùng con trong quá trình học tập. Chỉ như vậy bé mới có hứng thú trong việc học và tạo ra kết quả xứng đáng.